Hướng dẫn chi tiết Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Bước đầu cho con ăn dặm luôn khiến các mẹ lo lắng và băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu. Bài viết này sẽ cung cấp thực đơn ăn dặm chi tiết và các bí quyết giúp bé làm quen với thức ăn dặm an toàn.

Với kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng cho không ít phụ huynh có con rơi vào độ tuổi 6-12 tháng. Trường mầm non song ngữ Úc Châu đã giúp trực tiếp và gián tiếp hàng ngàn phụ huynh cho con ăn dặm thành công, để giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm được diễn ra suông sẽ nhất có thể.

Dấu hiệu khi nào thì bé có thể ăn dặm ?

Việc bé có thể ăn dặm được hay không phụ thuộc vào một số đặc điểm sau của bé. 

1- Bé phải bắt đầu ngồi vững :

Trước khi nói về thực đơn ăn dặm của bé thì cần phải nói về các điều kiện để bé có thể bắt đầu quá trình ăn dặm, yếu tố quan trọng nhất là bé phải ngồi vững. Đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết trong việc quyết định bé có thể ăn dặm được hay chưa. Nếu cho bé ăn dặm trong lúc bé còn chưa thể ngồi có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Thông thường bé khi 6 tháng tuổi đã có thể ngồi, một số bé còn có thể bắt đầu bò ở giai đoạn này. Tuy nhiên có những bé trễ hơn 2-3 tháng, thế nên thời gian ăn dặm cũng nên được điều chỉnh chứ không nên cứng nhắc chọn mốc 6 tháng là thời điểm ăn dặm của bé.

Việc bé ngồi vững sẽ đảm bảo an toàn cho bé, cấu tạo của bộ phận tiêu hóa vốn dĩ phải được đứng thẳng mới hoạt động đúng cách nếu bé còn nằm thì chỉ thích hợp bú sữa, thức ăn dặm không phải là chất lỏng như sữa, nên khi được đưa vào cơ thể bé khi bé đang nằm rất có thể sẽ làm bé bị hóc, bị sặc thức ăn, rất nguy hiểm.

Khi bé ngồi, thức ăn sẽ trôi 1 cách tự nhiên từ trên xuống. Cấu tạo của thức ăn dặm không phải là chất lỏng nên hấp thụ kém hơn so với sữa. thức ăn sẽ được đưa xuống đúng bao tử và tại đó thức ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Điều này cũng giúp hệ thống tiêu hóa của bé thích nghi đúng cách với loại thức ăn mới mà hệ thống tiêu hóa trước đó chưa từng tiếp xúc. 

Ngoài ra, khi ngồi 2 tay bé cũng có thể tự do cầm nắm một cách linh hoạt, bé có thể vừa ăn vừa chơi khác hẳn với việc bé sẽ ôm bình sữa suốt trong quá trình bú. điều này làm bé cảm thấy tự do hơn và tạo cảm giác thích thú với thức ăn dặm hơn.

Nói chung, nếu bé chưa thể ngồi thì đừng nghĩ đến thực đơn ăn dặm, hãy kiên nhận chờ đợi.

Thực đơn ăn dặm

2- Bé đã mất phản xạ đẩy thức ăn ra đầu lưỡi :

Đầu tiên, phản xạ đẩy thức ăn ở lưỡi (tongue thrust reflex) là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên của bé, nó không liên quan đến việc bạn có món gì trong thực đơn ăn dặm của bé, đó là phản ứng hoàn toàn bản năng của bé chứ không phải do thức ăn. Phản xạ đẩy lưỡi ở em bé thường bắt đầu xuất hiện từ khi còn nhỏ và có thể kéo dài đến khoảng 4-6 tháng tuổi, sau đó phản xạ này sẽ giảm dần.

  • Từ 4-6 tháng: Bé bắt đầu ăn dặm và phản xạ đẩy lưỡi sẽ giảm dần.
  • Từ 6-9 tháng: Bé sẽ dần chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn và phản xạ này thường không còn rõ rệt.
  • Trên 9 tháng: Bé sẽ có khả năng nuốt thức ăn một cách hiệu quả hơn và phản xạ đẩy lưỡi hầu như không còn.

Các nhà khoa học cho rằng, phản xạ này là một phần của tự nhiên, khi giúp trẻ nhỏ không nuốt bất kỳ thứ gì đưa vào miệng khi bé chưa đủ ý thức để phân biệt đó có phải thứ có thể ăn được hay không. Đây cũng là một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của hệ tiêu hóa và khả năng ăn uống của trẻ, giúp bé từ từ chuyển từ chế độ ăn lỏng (sữa) sang chế độ ăn đặc (thức ăn rắn).

Tuy nhiên phản xạ này khá phiền toái và là cơn ác mộng của bố mẹ khi bé bắt đầu chuyển từ bú sữa sang ăn dặm. như đã đề cập, phản xạ lưỡi sẽ xuất hiện nhiều trong khoảng thời gian 4-6 tháng tuổi và giảm dần về sau. Tuy nhiên, có nhiều bé kéo dài phạn xạ này ra rất lâu và làm bố mẹ rất cực khổ mỗi khi cho bé ăn.

Tuy nhiên, đây không phải yếu tố tiên quyết để quyết định bé có ăn dặm hay không, chỉ là khi phản xạ này còn quá mạnh, việc đút bé ăn thức ăn dặm sẽ cực kỳ cực khổ. Thế nên chọn thời điểm phản xạ này thuyên giảm để đút bé ăn thức ăn dặm sẽ giúp bố mẹ đỡ khổ hơn rất nhiều.

3- Bé bắt đầu hứng thú với thức ăn:

Việc bé cảm thấy sẵn sàng và hứng thú với thức ăn đóng vai trò rất quan trọng để bé có thể bắt đầu quá trình ăn dặm. Khác với các khó khăn mang tính thể lý ở trên, vấn đề hứng thú với thức ăn lại nghiêng về tâm lý của bé nhiều hơn.

Bạn có thể xoay tua các món ăn trong thực đơn ăn dặm và quan sát phản ứng của bé đối với mỗi loại thức ăn riêng biệt. Sau khoảng 1 vài tuần, bạn đã có một thực đơn ăn dặm phù hợp với bé. Giúp bé cảm thấy dễ ăn, kích thích sự thèm ăn trong bé.

Tuy nhiên, có nhiều bé đã hoàn toàn phát triển đủ để bắt đầu ăn dặm, nhưng bé vẫn không mở miệng khi được đút, liên tục từ chối ăn dặm và khóc lớn để báo hiệu rằng bé không muốn ăn.

Bố mẹ hãy cẩn thận giai đoạn này, bởi vì nếu cứ cứng nhắc cho bé ăn dặm khi vừa đủ 6 tháng, sẽ tạo ra ác cảm về thức ăn cho bé và làm quá trình chuyển từ bú sữa sang ăn dặm rất trầy trật cho cả bé và cả bố mẹ.

Hãy Tạo môi trường thoải mái khi ăn: Đảm bảo bé cảm thấy thoải mái và an toàn trong quá trình ăn dặm. Chọn thời điểm phù hợp: Đút thức ăn khi bé đang vui vẻ và không quá đói hoặc mệt mỏi, không đút khi bé buồn ngủ.

Chia thức ăn ở những thìa ( muỗng ) đủ nhỏ để bé có thể chậm rãi ăn, không dùng thìa ( muỗng ) người lớn đút cho bé vì điều này có thể gây sặc bởi lượng thức ăn quá lớn và còn có thể làm bé cảm thấy ngán, thậm chí sợ ăn.

Ngoài các món ăn trong thực đơn ăn dặm, bố mẹ nên chuẩn bị gì khác :

Bộ dụng cụ chuyên dụng dành riêng cho bé : Một bộ bát đĩa, thìa muỗng chuyên dụng để đút thức ăn dặm cho bé là cực kỳ cần thiết. Như đã đề cập ở trên, nếu sử dụng thìa quá to rất có thể sẽ tạo ác cảm về thức ăn cho bé.

Thực đơn ăn dặm cũng trở nên vô dụng nếu thiếu bộ dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ ăn dặm cho bé. Bé cũng thường có những biểu hiện mang tính sở hữu trong giai đoạn này. Ví dụ : nếu bạn không để thức ăn vào đúng tô, bát, thìa của bé. Bé sẽ không chịu ăn. Phải chọn đúng bộ dụng cụ của bé thì bé mới chịu ăn.

Thực đơn ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi tại Mầm Non Song Ngữ Úc Châu – Đầy đủ màu sắc và dinh dưỡng cho bé

Thức ăn dặm cho bé
Thức ăn dặm cho bé

Điều này cũng giúp bé tạo một phản xạ có lợi khi bắt đầu ăn, khi nhìn thấy bộ dụng cụ ăn uống này, não bộ bé sẽ kích hoạt những ký ức vui vẻ khi ăn, giúp quá trình ăn dặm của bé diễn ra dễ dàng hơn nhiều

Bạn cũng sẽ cần một máy xay sinh tố, máy xay này nên được sử dụng riêng cho bé, không chung đụng với người lớn. Máy xay sinh tố đóng vai trò quan trọng để chế biến thức ăn dặm cho bé.

Đi cùng với máy xay sinh tố, là rây lọc thức ăn. Sau khi xây nhuyễn thức ăn xong bạn cần lọc lại thức ăn một lần nữa, lấy ra những vật thể cứng trong thức ăn còn sót lại mà máy xây không thể xử lý. Nên nhớ, ở thời điểm này bé hoàn toàn không có răng, bé ăn bằng nướu và lưỡi, nên chỉ cần bé tiếp xúc với vật rắn sẽ gây đau đớn cho bé.

Thực đơn ăn dặm 7 ngày – hướng dẫn chi tiết

Bây giờ đến phần gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé, đây là một thực đơn ăn dặm trong rất nhiều gợi ý khác nhau. Quý phụ huynh nên tổng hợp lại 

Ngày 1: Bột gạo nguyên chất

  • Buổi sáng: 2-3 thìa bột gạo nấu loãng với nước luộc xương
  • Độ đặc: Loãng như sữa
  • Thời gian: 9-10 giờ sáng

Ngày 2-3: Bột gạo và cà rốt

  • Buổi sáng: Bột gạo + cà rốt nghiền (tỷ lệ 80:20)
  • Độ đặc: Hơi sánh
  • Lượng ăn: 3-4 thìa cà phê

Ngày 4-5: Bột gạo và khoai tây

  • Buổi sáng: Bột gạo + khoai tây nghiền
  • Độ đặc: Sánh nhẹ
  • Lượng ăn: 4-5 thìa cà phê

Ngày 6-7: Bột gạo và bí đỏ

  • Buổi sáng: Bột gạo + bí đỏ nghiền
  • Độ đặc: Sánh vừa
  • Lượng ăn: 5-6 thìa cà phê

Cách chế biến thức ăn dặm an toàn

Những điều nên làm :

Rửa sạch nguyên liệu, Nấu chín kỹ . Khi đảo các món trong thực đơn ăn dặm, có thể có một số món có cách chế biến khó hơn, cầu kỳ hơn so với các món khác. Và nếu bạn mới chỉ có 1 đứa con, khả năng chế biến thực phẩm của bạn cần phải được chú ý một cách đặc biệt.

Trong thực đơn ăn dặm cho bé, chắc chắn sẽ xuất hiện những món hầm, những món về củ quả. vấn đề nằm ở chổ có thể các nguyên liệu sẽ phải chế biến một cách riêng biệt để đạt độ chín, độ mềm cần thiết.

Thức ăn dặm cho bé
Thức ăn dặm cho bé

Khi nấu thức ăn cho bé cần nấu chín thật kỹ, rửa thật sạch. Đơn giản là vì hệ thống tiêu hóa của bé rất mỏng manh, thế nên cần phải kỹ lưỡng trong quá trình chế biến.

Xay nhuyễn Rây mịn, Như đã trình bày ở trên. Bé trong độ tuổi này hoàn toàn không có răng, bé dùng lưỡi và nướu để xử lý thức ăn, thế nên chỉ cần có sạn hoặc vật rắn xuất hiện thì rất có thể vòm họng của bé sẽ tổn thương.

Pha loãng vừa phải, đây là một phương án tốt bởi bé chuyển qua ăn dặm từ sữa, trước đó bé đã quen với thức ăn dạng lỏng nên nếu thức ăn dặm cũng lỏng tương tự sẽ tạo ra cảm giác gần gũi với bé

>>> Đọc thêm : Thực đơn dành cho trẻ biến ăn của Mầm Non Úc Châu 

Những điều cần tránh khi chế biến thức ăn trong thực đơn ăn dặm của bé :

Bạn nên nhớ điều này, trong thực đơn ăn dặm của bé Không nên có tên các loại gia vị, đường muối, bột ngọt …. hãy loại bỏ hoàn toàn chúng đi hoặc sử dụng một lượng nhỏ nhất có thể.

Hãy nhớ công thức đơn giản sau đây : thực đơn ăn dặm = không có gia vị

Đằng sau công thức đơn giản trên có nhiều nguyên nhân vì sao bạn không nên sử dụng gia vị trong thực đơn ăn dặm của bé.

1- Gia vị có thể gây hại cho thận của bé

Theo vitadairy.vn , có sự khác biệt rất đáng kể giữa hệ tiêu hóa của trẻ em và người lớn. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết chi tiết tại đây :

>>> Hệ Tiêu Hóa Là Gì? Đặc Điểm Cấu Tạo Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Em

Đây là điều cảnh báo các phụ huynh, nếu đã lỡ cho muối vào thức ăn của bé, bạn nên đổ chúng đi thay vì tiếc nuối mà đút cho bé ăn. Bởi hậu quả của muối gây ra cho thận của bé có thể sẽ rất lớn.

Ở giai đoạn này, thận của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Một lượng muối bằng với lượng mà người lớn có thể ăn, sẽ gây áp lực cực lớn lên thận của các bé, điều này cũng có thể để lại những hậu quả lâu dài khó khắc phục về sau cho tổng thể cơ thể của bé bởi thận chính là máy lọc chất bẩn trong cơ thể, nếu thận bị tổn thương sẽ liên đới tới nhiều bộ phận khác.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu của văn phòng hội tim mạch Tp.HCM , muối có sự liên hệ chặt chẽ đến các bệnh tim mạch và cao huyết áp. Ngay cả với trẻ em.

Tham khảo bài viết chi tiết tại bài viết : Liên quan giữa muối và huyết áp  ( Văn phòng hội tim mạch Tp.HCM )

2 – ảnh hưởng đến vị giác tự nhiên :

sữa mẹ không hề có gia vị, sữa mẹ cũng không hề có vị gì đặc biệt nhưng bé vẫn hấp thu rất tốt và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà bé có thể có trong đời.

Thế nên, khi chuyển qua ăn dặm, rất có thể bé sẽ có những bữa ăn dặm và có những bữa bú sữa. việc chênh lệch vị giác trong 2 trường hợp này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, sẽ từ chối một trong 2 loại thức ăn này.

Ngoài ra, bản thân các rau củ quả cũng có hương vị riêng, rất tự nhiên, với vị giác còn non nớt của bé, các vị này cũng đã khá mạnh mẽ rồi. thế nên cũng không cần thêm gia vị vào.

Thực đơn ăn dặm dành cho bé phải hạn chế tối đa gia vị
Thực đơn ăn dặm dành cho bé phải hạn chế tối đa gia vị

3- Thực đơn ăn dặm không nên có đường – bé rất dễ bị tăng động

Đường là gia vị tăng mạnh năng lượng trong bé, nếu thực đơn ăn dặm của bé có đường sẽ làm trạng thái năng lượng của bé tăng cao và rất dễ dẫn đến việc bé tăng động.

Lượng đường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng trong hệ thần kinh của bé, đẩy mạnh quá trình vận động. Nếu điều này xảy ra lâu dài, có thể ảnh hưởng mạnh đến tính cách và hành vi của bé.

Gia vị là loại thực phẩm chỉ sử dụng khi hệ thống tiêu hóa đã hoàn thiện, trong trường hợp của các bé, các hóa chất trong các gia vị có khả năng ảnh hưởng mạnh đến cơ thể bé, bởi cơ thể bé rất nhỏ nên chỉ cần một lượng nhỏ hóa chất cũng có thể tác động đáng kể.

Bé cũng có khả năng tăng động khi ăn thức ăn quá ngọt. bột ngọt cũng có thể ảnh hưởng ko được tốt đến bé dù chỉ sử dụng vi lượng.