Contents
Vụ việc 2 chú chó tấn công bé gái 5 tuổi vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ vật nuôi. Không ai ngờ rằng, 2 chú chó thường ngày vô hại lại có thể hành động như thú hoang như thế.
Nhìn vào tình tiết vụ việc thương tâm trên, chúng ta cần nhìn lại sự cần thiết của Giáo Dục Bảo Vệ Bản Thân cho trẻ em, một phần quan trọng trong chương trình dạy học của Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu
I- Tình tiết vụ việc bé gái bị 2 chú chó tấn công :
Chiều tối ngày 20/11, Ngay ngày Nhà Giáo Việt Nam khi mà trẻ em cũng là một đối tượng trong ngày lễ trọng đại này. Thì một vụ việc vô cùng thương tâm đã xảy ra ở Xã Vỉnh Sơn, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Cô bé 5 tuổi đã bị 2 chú chó giống Becgie tấn công khi được chủ nhà ( đồng thời là hàng xóm của cô bé 5 tuổi ) thả ra để đi vệ sinh nhưng không rọ mõm. Ngay sau đó, gia đình đã đưa bé đi cấp cứu ngay nhưng vì vết thương quá nặng nên bé gái đã không thể qua khỏi.
Điều đáng nói là 2 chú chó hoàn toàn trong trạng thái ” bình thường” không hề bị dại. Được nuôi ăn bằng gạo và Cám ngô, Cả 2 chú chó đều được tiêm phòng đầy đủ, nhưng vẫn hành động như những con thú hoang.
Sự ra đi của bé là một mất mát to lớn với gia đình, Chủ nhân của 2 chú chó cũng đã bị khởi tố và vướng vào Pháp lý với tội danh rất nặng nề.
II- Sự Việc Bắt Nguồn Từ Sự Vô Ý Của Người Lớn :
Nhìn nhận lại toàn bộ sự việc diễn ra, Lỗi lớn nhất nằm ở người nuôi 2 chú chó Becgie, khi người này đã thả 2 chú chó của mình ra ngoài mà không có bất kỳ sự khống chế hay kiểm soát nào.
Luật pháp Việt Nam có quy định rất rõ về việc dẫn động vật nuôi trong nhà ra đường phải rọ mõm. Điều này tiềm tàng một nguy cơ rất lớn khi người chủ không thực sự có đủ công cụ để khống chế những vật nuôi của mình.
Hai chú chó hàng xóm đã bất ngờ xông vào tấn công khiến bé bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Điều đáng nói là cả hai con chó đều được nuôi trong gia đình và được cho là hiền lành.
Theo các chuyên gia hành vi động vật, có nhiều nguyên nhân khiến chó tấn công người:
- Bản năng săn mồi được kích hoạt khi thấy trẻ em chạy nhảy
- Cảm giác bị đe dọa lãnh thổ
- Thiếu huấn luyện và kiểm soát từ chủ nuôi
III- Nhìn Nhận Lại Sự Cần Thiết Của Giáo Dục Bảo Vệ Bản Thân Cho Trẻ :
Sự việc diễn ra quá nhanh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác việc trẻ được giáo dục tự bảo vệ bản thân từ sớm có thể giúp các trẻ giảm bớt hoặc tránh khỏi hoàn toàn sự việc đau lòng như trên xảy ra.
Trẻ em là đối tượng rất ham thích khám phá, nhất là trong độ tuổi dưới 6 tuổi. Trong giai đoạn này, bé chưa đủ năng lực để phân biệt được đâu là nguy hiểm và đâu là không.
Tại Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu, Công tác giáo dục bảo vệ bản thân cho trẻ được đặt lên hàng đầu :
- Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm từ động vật, xử lý các tình huống nguy hiểm có thể gặp khi gặp các động vật.
- Kỹ năng ứng phó khi gặp chó, mèo, sâu, rắn …
- Cách bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố gây tổn thương như Nước, Lửa, Điện , Vật sắc nhọn …
- Kỹ năng bảo vệ bản thân trước các mối quan hệ độc hại
- Kỹ Năng kêu cứu khi gặp các tình huống nguy hiểm, gặp kẻ bắt cóc
- Ứng phó trước các cám dỗ bằng kẹo ngọt …
Tất cả những điều trên có thể trực tiếp giúp bé tránh khỏi những tai họa hoặc ít nhất là giảm bớt cường độ của sự việc diễn ra với bản thân con trẻ
IV- Giáo Dục Bảo Vệ Bản Thân Trước Động Vật Nguy Hiểm :
Tại Úc Châu, Các con được giáo dục Bảo vệ vệ bản thân rất kỹ lưỡng trước động vật và đặc biệt là chó dữ, Thông thường chó dữ sẽ tấn công người khi bị đe dọa về lãnh thổ hoặc chúng nghi ngờ rằng đối phương đang có ý đồ xấu. Trong 1 vài trường hợp, chó bị dại nên không thể kiểm soát được bản thân.
Loài chó hay bất kỳ loài săn mồi nào khác đều sẽ đuổi theo đối phương nếu đối phương xoay lưng bỏ chạy, điều đó trong tự nhiên có nghĩa là đầu hàng và yếu thế, nếu đối phương quay lưng bỏ chạy khả năng rất cao là chó dữ sẽ đuổi theo.
Loài linh cẩu có một quy tắc ngầm là chỉ tấn công những loài động vật nào có chiều cao thấp hơn chúng và đây cũng là đặc tính của hầu hết các loài săn mồi, chúng chỉ tấn công đối phương khi nắm chắc phần thắng, do đó khi đối mặt chó dữ, việc làm phồng cơ thể lên để trông to lớn hơn cũng là một cách tự vệ rất thông minh.
Đối với trẻ em, hãy hướng dẫn các bé giơ cao 2 tay lên để tăng chiều cao tổng thể của cơ thể. Để giữ chó dữ rơi vào trạng thái phòng bị. Đây là phương pháp giáo dục bảo vệ bản thân khoa học
- Dạy trẻ nhận biết mối nguy hiểm từ chó lạ
- Dạy trẻ giữ khoảng cách an toàn với chó lạ, bất kể có người chủ đi theo hay không
- Dạy trẻ việc Không chạy khi thấy chó đuổi theo
- Đứng yên, giơ tay lên để gia tăng chiều cao của bản thân và không quay lưng lại phía chú chó
- Nhẹ nhàng di chuyển ngược lại để tăng khoảng cách, nhưng vẫn giữ chú chó trong tầm mắt, tay vẫn giơ cao