Contents
- 1 Tháp dinh dưỡng là gì?
- 2 Vì sao Tháp dinh dưỡng lại là kim chỉ nam cho việc điều chỉnh dinh dưỡng cho bé ?
- 3 Dấu hiệu bé thiếu chất dinh dưỡng
- 4 Tính cách trong ăn uống của các bé dựa theo độ tuổi :
- 5 Nguyên Tắc Áp Dụng Tháp Dinh Dưỡng cho bé :
- 6 Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu đã áp dụng tháp dinh dưỡng như thế nào
Bạn đang muốn con mình phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhưng chưa biết nên cho bé ăn gì và ăn như thế nào cho đúng? Tháp dinh dưỡng sẽ là kim chỉ nam giúp bạn có được câu trả lời chính xác.
Tháp dinh dưỡng là gì?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ (Food Pyramid) là một biểu đồ trực quan giúp hướng dẫn cha mẹ và người chăm sóc về các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ em. Tháp này thường chia thành nhiều tầng, mỗi tầng đại diện cho một nhóm thực phẩm khác nhau, từ đó khuyến nghị lượng tiêu thụ hàng ngày:
- Tầng thấp nhất : rau củ quả nói chung
- Tầng thứ 2 : Tinh bột như bánh mì, khoai tây, lúa gạo …
- Tầng thứ 3 : Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, yaourt …
- Tầng thứ 4 : Protein như thịt cá trứng …
- Tầng thứ 5 :Chất béo, dầu mỡ
- Tầng thứ 6 : thực phẩm tiêu thụ nhanh, gia vị …
Vì sao Tháp dinh dưỡng lại là kim chỉ nam cho việc điều chỉnh dinh dưỡng cho bé ?
Tháp dinh dưỡng cho bé đóng vai trò rất quan trọng, nhất là đối với các bé dưới 6 tuổi. Bởi các lý do sau:
a- giai đoạn phát triển não bộ của bé :
– Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não bộ trong giai đoạn dưới 6 tuổi, sự phát triển của não bộ có thể có nhiều cách đo đạc khác nhau. Nhưng về khối lượng thì não của bé sẽ đạt khối lượng tương đương với người trưởng thành trong 6 năm đầu đời. Trong đó bé chỉ mất 2 năm đầu để hình thành 80% khối lượng của 1 bộ não trưởng thành.
Độ tuổi | Khối Lượng so với Khối Lượng Não Hoàn Chỉnh |
Mới sinh | 25% |
1 tuổi ( 12 tháng ) | 75% |
2 tuổi ( 24 tháng ) | 80% |
6 tuổi ( 72 tháng ) | 100% |
Tất nhiên, khối lượng không nói lên được sự phát triển bên trong của bộ não, nhưng cũng là một điểm đáng lưu ý. Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi đảm bảo cung cấp những thực phẩm tốt, tỷ lệ cân bằng để tạo điều kiện cho bé phát triển não bộ tốt nhất trong giai đoạn này.
b- giai đoạn hình thành nên nền tảng sức khỏe :
Bé không chỉ cần một bộ não thông minh, bé còn cần một cơ thể khỏe mạnh và một nền tảng sức khỏe bên trong bền bỉ. Có nhiều thứ được xem là nền tảng sức khỏe của bé : Sức đề kháng, cơ bắp, hình thể, cấu trúc xương …
Về xương, trong giai đoạn này bé lớn rất nhanh, bạn có thể thấy sự khác biệt về ngoại hình của bé chỉ sau một vài tháng. Do đó xương cần rất nhiều dưỡng chất để cung cấp cho chúng phát triển. Một hệ xương chắc khỏe không đơn thuần là một hệ xương to cao vạm vỡ, mà còn có mật độ canxi và khoáng cao bên trong.Cấu trúc phát triển đầy đủ và chặt chẽ. Chịu lực tốt, chịu va đập tốt.
Trong tháp dinh dưỡng cho bé, có tỷ lệ các thực phẩm bổ sung tốt cho hệ xương như thịt cá, trứng, sữa … những thực phẩm này nếu được cung cấp đầy đủ cho bé hằng ngày thông qua thức ăn, bạn sẽ thấy sự khác biệt về hình thể của bé so với các bạn cùng trang lứa.
Nền tảng hệ miễn dịch của trẻ liên quan sâu sắc đến dinh dưỡng, Các chất như Protein, vitamin C, Vitamin D, Kẽm … giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Khi đầy đủ dưỡng chất, cơ thể của bé sẽ dễ dàng tạo ra các tế bào miễn dịch, kích hoạt các phản ứng phòng vệ trước các mối nguy hiểm từ môi trường, bé được tăng cường sức đề kháng và khi có vết thương, thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp các bé phục hồi rất nhanh chóng.
Dấu hiệu bé thiếu chất dinh dưỡng
Dấu hiệu để nhận biết bé thiếu chất nhanh nhất là bằng quan sát , hãy quan sát xem bé có các dấu hiệu sau đây hay không:
Xương thiếu chất khi :
- Bé có đứng thẳng và khi đứng thì vững vàng hay không ? bé có thể giữ thăng bằng tốt hay không ?
- Khi bé di chuyển, đi đứng. Bé đi có thẳng không hay bé dễ ngã hay không ?
- Bé có chậm biết đi không ?
- Răng bé có mọc chậm không ? Răng mọc bình thường hay răng mọc rất nhỏ ?
- xương chân của bé thẳng đứng hay gọng kiềng ?
- Bé có đang thấp còi hơn so với bạn bè cùng trang lứa hay không ?
Hệ miễn dịch yếu khi :
- Bé có thường xuyên bị ốm hay không ?
- Khi bé ốm, thời gian bé hết bệnh là bao lâu ? bé có dấu hiệu tái phát 1 bệnh nhiều lần không ?
- Bé có trạng thái mệt mỏi, uể oải không ? Nhìn bé có sức sống không ?
- Khi bé bị một vết thương, vết thương đó lành có nhanh không ? mất bao lâu để mọc da non ?
- Bé có hô hấp bình thường không ? có hay khó thở, ho sặc kéo dài hay không ?
- Bé có bị dị ứng hay không ? dị ứng với một hay nhiều thứ khác nhau ?
Khi bé có các triệu chứng phía trên, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cũng có thể đơn giản là bé đang thiếu chất. Trong rất nhiều trường hợp chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình hình bằng cách cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé, thay đổi khẩu phần ăn theo tháp dưỡng chất cho bé để cải thiện dinh dưỡng.
Tương tự như một viên pin được sạc đầy năng lượng, dinh dưỡng sẽ tác động đến hành vi, đến hệ miễn dịch, đến hệ xương, đến não bộ … của bé từ bên trong. Bạn sẽ thấy tình hình sẽ dần cải thiện chỉ bằng việc áp dụng việc ăn uống theo tháp dinh dưỡng cho bé.
Đọc thêm : Sữa Hạt cho bé – Siêu Thực Phẩm Phát Triển Trí Não Toàn Diện
Đọc thêm : Hướng dẫn chi tiết thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Đọc thêm : Thực đơn cho bé biếng ăn
Tính cách trong ăn uống của các bé dựa theo độ tuổi :
a- Bé từ 1-2 tuổi :
Bé trong giai đoạn này cực kỳ thích khám phá, mọi thứ đều mới mẻ trong mắt bé. Bé thường có xu hướng khám phá thức ăn bằng tay, cầm nắm thức ăn trước khi ăn và đôi khi ăn mọi thứ bé đang cầm trên tay.
Trong độ tuổi này, trong nhà nên tránh để các món đồ chơi nhỏ như viên bi, bé rất dễ cho vào miệng để ăn bởi bé chưa phân biệt được đâu là thực phẩm ăn được, đâu là vật dụng không thể ăn.
Như bảng kẽ ở trên đã thể hiện, trong 2 năm đầu đời, bé phát triển đến 80% khối lượng não hoàn chỉnh. thế nên bé cực kỳ tò mò và ưu khám phá trong giai đoạn này. Do điều gì cũng mới mẻ và thú vị, nên bé rất mất tập trung, rất dễ phân tâm.
Trong độ tuổi này bé cũng tỏ ra kén ăn và bắt đầu có sở thích về các món ăn.
b- Bé từ 2-3 tuổi :
Bé bắt đầu có sở thích rõ ràng về việc ăn uống, lúc này bé cũng rất thích bắt chước người lớn. trong độ tuổi này, bé cũng đã có thể chạy nhảy, leo trèo một cách vững vàng
trong độ tuổi này bé cũng đã có thể tự múc ăn một cách cơ bản, Bé có những sở thích ăn uống riêng nên cũng hay từ chối loại thức ăn mà bé không thích.
C- Bé từ 4-6 tuổi :
Trong giai đoạn này bé đã có thể xúc ăn một cách thành thạo, phân biệt rất rõ những món bé thích và những món bé không thích.
Một số bé có sở thích tiêu thụ thức ăn không tốt như bánh kẹo, socola, nước ngọt có Ga … trong khi lại từ chối những thực phẩm giàu dinh dưỡng và khoáng chất như rau củ quả, các loại hạt …
Nên trong giai đoạn này việc giúp bé cân bằng về mặt dinh dưỡng cũng khá áp lực với các bậc phụ huynh.
Nguyên Tắc Áp Dụng Tháp Dinh Dưỡng cho bé :
Thứ 1 : Đa dạng thực phẩm .
Trên tháp dinh dưỡng có tổng cộng 6 tầng, phân loại các thức ăn có lợi cho sức khỏe bé nhất đến không có lợi cho bé nhất.
- Tầng thấp nhất : rau củ quả nói chung
- Tầng thứ 2 : Tinh bột như bánh mì, khoai tây, lúa gạo …
- Tầng thứ 3 : Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, yaourt …
- Tầng thứ 4 : Protein như thịt cá trứng …
- Tầng thứ 5 :Chất béo, dầu mỡ
- Tầng thứ 6 : thực phẩm tiêu thụ nhanh, gia vị …
Ngoài tầng thứ 6 ra thì các tầng khác ít nhiều sẽ có lợi cho sự phát triển của bé. Nếu chỉ tập trung vào các tầng đầu tiên cũng không quá tốt cho trẻ. Cần phối hợp nhiều tầng với nhau để thức ăn có đủ dưỡng chất
Thứ 2: Sản phẩm phải vệ sinh và phải tươi.
Nếu bạn đã áp dụng đúng tháp dinh dưỡng cho bé, nhưng con vẫn thấp còi nhẹ cân, rất có thể là do chất lượng của thức ăn không đạt.
Như bạn đã thấy, trong tháp dinh dưỡng cho bé có rất nhiều thực phẩm tươi sống : rau củ quả nói chung, thịt cá trứng sữa … Những thực phẩm này giàu dinh dưỡng nhất khi chúng tươi nhất.
Không nên dùng hàng đông lạnh để chế biến thức ăn cho bé, những thức ăn đông lạnh thì cấu trúc Protein đã bị phá hủy khá nhiều và hơn thế nữa cũng không thực sự bổ dưỡng mặc dù áp dụng đúng tháp dinh dưỡng.
Khi mua thức ăn tươi sống, một vấn đề khác cũng có thể phát sinh là chúng ta không vệ sinh đủ sạch và làm cho hệ tiêu hóa của bé xảy ra vấn đề. Ở độ tuổi nhỏ, hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm với những gì mất vệ sinh, nên khi nấu thức ăn cho bé, công việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm phải được đưa lên hàng đầu tiên
Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu đã áp dụng tháp dinh dưỡng như thế nào
Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu đã xây dựng thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng từ lâu với nhóm thức ăn đa dạng về màu sắc và dinh dưỡng. Lúc nào cũng có sự thay đổi để bé không cảm thấy ngán ăn.
Ngoài ra, Các cô giáo còn có phương pháp giúp bé thích thú trong việc ăn uống, không biếng ăn.
- Thực đơn luân phiên không ngừng, mỗi ngày đều mỗi khác nhau
- Đảm bảo đủ tất cả các nhóm chất trong từng bữa ăn
- Phân bổ các nhóm thức ăn trong ngày hợp lý
- Các leader trường đều hiểu biết rất sâu sắc về chế độ dinh dưỡng, hiểu rõ về tháp dinh dưỡng cho bé
- Thực phẩm organic được ưu tiên sử dụng trong trường Úc Châu
- Món ăn được chế biến phù hợp với từng độ tuổi khác nhau