Contents
Bạn đang lo lắng khi con mình quá hiếu động, khó tập trung và thường xuyên gây rối? Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
Bài viết này Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng bé tăng động, cách nhận biết sớm và các phương pháp can thiệp hiệu quả. Từ đó, bạn có thể đồng hành cùng con vượt qua chứng tăng động của bé.
Nhận biết bé tăng động
Bé tăng động thường có những biểu hiện đặc trưng mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy. Trẻ thường không thể ngồi yên một chỗ quá 5 phút, liên tục di chuyển và có xu hướng leo trèo mọi thứ xung quanh.
Bé rất nghịch ngợm, cực kỳ dễ bị phân tâm và khó tập trung vào một việc gì trong một thời gian. Khi bé nhận được một nhiệm vụ, bé rất có xu hướng không hoàn thành nhiệm vụ chính được giao cho mà làm rất nhiều thứ cùng một lúc nhưng không thứ gì hoàn thành cả.
Bé cũng gặp khó khăn khi lắng nghe người khác, làm theo các chỉ dẫn của người lớn, dường như có rất nhiều suy nghĩ chạy trong đầu bé, làm bé không thể lắng nghe ai một cách cẩn thận và đầy đủ.
Bé tăng động cũng thường có các hành vi Bốc Đồng, đánh bạn học, gây sự với những bạn nhỏ hơn mình, thường xuyên có các hành vi táo bạo và gần như không hề nghĩ về hậu quả gây ra sẽ là gì. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho các bạn nhỏ xung quanh bé bị tăng động và cả chính bản thân của bé.
với tính cách bốc đồng có thể gây ra sự sợ hãi ở những người xung quanh thì Bé cũng khó làm việc theo nhóm, theo một tổ chức do tính cách quá hiếu động của mình. Từ đó, bé khó giao tiếp hơn với các bạn đồng lứa hay thầy cô.
Điều đặc biệt là khi bé bị các bạn bè xa cách do tính cách hiếu động của mình, bé lại càng hăng hái và hiếu động hơn để rút ngắn khoảng cách giữa mình và người khác. Thường xuyên sử dụng các hành vi vượt quá mức cho phép để tiếp tục kết nối với những bạn khác.
Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu tóm tắt Các dấu hiệu của một bé tăng động điển hình bao gồm:
- Khó tập trung vào một việc
- Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài
- Hay ngắt lời người khác
- Không kiên nhẫn, khó chờ đợi đến lượt
- Hay đánh mất đồ dùng cá nhân
Nguyên nhân bé tăng động
Nghiên cứu cho thấy tình trạng tăng động ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
Di truyền đóng vai trò quan trọng, chiếm tới 3/4 các trường hợp. Nếu bố hoặc mẹ từng có tiền sử tăng động, khả năng con mắc phải sẽ cao hơn.
Văn hóa cũng đóng vài trò rất lớn, có nhiều gia đình ” ủng hộ” việc bé hiếu động quá mức, và cho rằng đó là điều tốt vì nó chứng tỏ não bộ của bé linh hoạt hơn các bạn cùng trang lứa khác. Theo quan điểm của người Á Đông, bé càng hiếu động nhất là đối với bé trai thì sau này bé sẽ càng tinh khôn và vượt trội hơn trong thế hệ của mình.
Môi trường sống nghiên cứu cho rằng bé có hành vi hiếu động hơn khi ở trong một môi trường khuyến khích sự hiếu động. Nhiều bé từ rất nhỏ đã tiếp xúc với phim ảnh hành động không phù hợp với độ tuổi, điều này hình thành một khái niệm bạo lực trong bé, bé sẽ cảm thấy bạo lực là bình thường và tự nhiên.
Lối Sinh Hoạt – Ăn Uống : Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ đường có thể gia tăng mức năng lượng trong bé, khiến trẻ có khả năng trở nên hiếu động hơn. Tuy nhiên, điều này không liên quan đến ADHD mà chỉ là một phản ứng trạng thái tạm thời của cơ thể. Ngoài ra, việc các bé có lối sống ít có các hoạt động thể chất được định hướng cũng sẽ dẫn đến việc các
Yếu tố gia đình : Các vấn đề tâm lý như căng thẳng trong gia đình, xung đột giữa bố mẹ, trẻ thiếu tình thương hoặc những trải nghiệm tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
Ngoài ra Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu cũng liệt kê thêm Các yếu tố khác như:
- Thai phụ hút thuốc, uống rượu trong thai kỳ
- Trẻ tiếp xúc với chất độc hại
- Chấn thương não ở cấp độ nhẹ
- Thiếu oxy khi sinh
Bé tăng động và những hậu quả khôn lường
Nguy cơ tự tổn hại cơ thể của bé tăng động và các bạn xung quanh rất cao. Các hành vi bốc đồng hoàn toàn có thể gây ra những tai nạn không mong muốn, hoặc cuốn bé và các bạn bé thậm chí là cả người lớn vào các tình huống nguy hiểm.
Về mặt học tập, bé sẽ có nhiều khả năng có sự học tập kém bởi sự mất tập trung của bản thân.
Về mặt xã hội bé có khả năng rất cao sẽ bị cô lập, bị xa lánh bởi hành vi bốc đồng và thiếu suy nghĩ của mình. Điều này càng làm trầm trọng hơn chứng tăng động của bé, bé sẽ có xu hướng gia tăng sự hoạt động nhiều lên để bù đắp sự thiếu hụt trong quan hệ xã hội của mình.
Sự thiếu vắng tiếp xúc xã hội cũng làm bé cảm thấy bối rối không biết phải đối xử, ứng xử với các bạn xung quanh như thế nào cho hợp lý. Khi không biết ứng xử sao cho ” phù hợp với các tiêu chuẩn ứng xử thông thường ” bé sẽ ứng xử một cách bản năng nhất.
Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu xin liệt kê bên dưới đây những hậu quả có thể thấy được nếu chứng tăng động không được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ tăng động có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống:
- Kết quả học tập sa sút
- Khó hòa nhập với bạn bè
- Tự ti, mặc cảm
- Dễ gặp tai nạn do bốc đồng
- Ảnh hưởng đến phát triển nhận thức
Giải pháp khắc phục tình trạng bé bị tăng động
Can thiệp giáo dục khi phát hiện sớm bé tăng động
Sau khi đã xác định được rằng bé gặp tình trạng tăng động, chúng ta cần sự phối hợp của nhiều bên từ gia đình đến nhà trường, giáo viên và cả ông bà … để có thể giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
Đối tượng đầu tiên cần được can thiệp giáo dục chính là … Phụ Huynh. đúng vậy không phải bé, mà chính là phụ huynh là người cần được hiểu về chứng tăng động một cách tường tận để phối hợp với nhà trường và giáo viên đúng cách.
Đưa ra một lịch trình hoạt động cho bé phù hợp với mức năng lượng cao mà bé đang có, để giúp bé tiêu thụ năng lượng một cách an toàn và có kiểm soát. Các hoạt động của bé nên đa dạng bởi những bé này rất ham thích sự mới lạ và sẽ dồn rất nhiều năng lượng vào những điều bé cho rằng thú vị.
Khen thưởng và xử phạt rõ ràng, Các bé tăng động thường hành động trước khi suy nghĩ về hậu quả. Thế nên cần giúp bé nhận biết được đâu là giới hạn của các hành động của bé. Đồng thời khuyến khích bé tiêu năng lượng cho các hoạt động có ích. Để làm được điều này chúng ta cần có Khen Thưởng và xử phạt.
Hỗ trợ Tâm Lý Cho Bé Tăng Động
Do các bé tăng động thường sẽ bị cách ly ra khỏi những bạn khác đồng trang lứa, thế nên ít nhiều các bé sẽ có những vấn đề tâm lý. Vì vậy, thầy cô – nhà trường – gia đình cần cung cấp cho bé một môi trường mà bé cảm thấy an toàn để diễn đạt cảm xúc của mình ra đúng cách.
Khi bé được quan tâm nhiều hơn, bé sẽ hiểu được các mối quan hệ xã hội vận hành đúng đắn sẽ là như thế nào. Từ đó cải thiện dần hành vi bộc phát của bé.
Việc giúp bé giao tiếp hiệu quả với gia đình, giao tiếp hiệu quả với bạn bè của bé cũng sẽ cải thiện rất nhiều cho tình trạng tăng động của bé
Khuyến Khích hoạt động Vật Lý cho trẻ tăng động
Như đã trình bày, bé tăng động thường dự trữ một năng lượng rất lớn trong người, chính mức năng lượng cao này dẫn đến các hành vi mang tính thiếu suy nghĩ của bé.
Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích bé hoạt động nhiều hơn, nhất là trong các hoạt động mang tính vật lý. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng, bé tăng động thường ít có khả năng tập trung, nhưng khi được giao cho một nhiệm vụ mang tính ” tay chân ” bạn ấy sẽ làm rất tốt.
Chơi thể thao cũng là một cách tiêu năng lượng rất tốt, đồng thời hình thành thói quen vận động cho bé ngay từ nhỏ.
Tại Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu, chúng tôi định hướng trẻ hoạt động thể chất trong các hoạt động mang tính giáo dục cao như :
Đọc thêm : Dự Án Kỹ Năng Sống
Đọc thêm: Cùng bé vào Bếp
Quản lý chế độ ăn uống cho bé tăng động
- Chế độ ăn uống cân bằng: Cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu dinh dưỡng, hạn chế đường và thức ăn chế biến sẵn.
- Theo dõi phản ứng của trẻ: Quan sát xem những loại thực phẩm nào có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.
Đọc thêm :
Câu hỏi thường gặp
Ở độ tuổi nào có thể phát hiện bé tăng động?
Các dấu hiệu tăng động thường bắt đầu xuất hiện từ 3-4 tuổi, nhưng chẩn đoán chính xác thường được thực hiện khi trẻ 6-7 tuổi, khi bắt đầu đi học.
Bé tăng động có chữa khỏi được không?
Tăng động không hoàn toàn chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt các triệu chứng thông qua can thiệp sớm và phương pháp phù hợp.
Có nên cho trẻ tăng động dùng thuốc không?
Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chẩn đoán chính xác.