Bé Chậm Nói Dù đã 2-3 tuổi. Mầm Non Úc Châu Sẽ Giúp Con Bạn.

Bé chậm nói

Bạn đang lo lắng khi bé chậm nói, con 2-3 tuổi vẫn chưa biết nói, chỉ nói được vài từ đơn giản hoặc là không thể nói 1 câu hoàn chỉnh? Nhiều phụ huynh cũng từng trải qua nỗi băn khoăn như bạn và đã tìm được giải pháp hiệu quả thông qua môi trường mầm non Úc Châu.

Bài viết này sẽ chia sẻ những phương pháp khoa học mà các cô giáo tại mầm non Úc Châu áp dụng để kích thích khả năng giao tiếp của trẻ, giúp bé vượt qua giai đoạn chậm nói và phát triển toàn diện về ngôn ngữ.

I. Dấu hiệu Nhận biết Bé Chậm Nói:

Trong xã hội công nghiệp hiện đại, khi mà cuộc sống khác rất nhiều so với 20 năm về trước. Trẻ em có xu hướng bị cô lập nhiều hơn, ít gặp bố mẹ của mình hơn hoặc chỉ gặp trong những khung giờ nhất định trong ngày.

Thế nên điều này đã tác động 2 chiều đối với bé, tỷ lệ bé mắc chứng chậm nói tăng cao hơn. Và ở phía ngược lại, trong muôn ngàn bộn bề cuộc sống, cơm áo gạo tiền, phụ huynh cũng có thể không có nhiều thời gian để ý đến bé để phát hiện ra rằng bé đang mắc chứng chậm nói.

Trường Mầm Non Song Ngữ Úc Châu sẽ giúp bạn nhận biết được bé chậm nói là như thế nào :

1- Trong giai đoạn 18-24 tháng: Trẻ bắt đầu tập nói kể từ tháng thứ 18 trở đi. Nếu bé không nói hoặc chỉ bi bô dưới 10 từ trở xuống như  : ba ba, ma ma … có nghĩa là bé đang chậm nói.

2- Trong giai đoạn 2-3 tuổi, Có một số bé trãi qua giai đoạn 18-24 khá thành công, nghĩa là vốn từ vựng của bé lên đến 20-30 từ, tuy nhiên đến giai đoạn tiếp theo là từ 2-3 tuổi thì bé lại chững lại, không phát triển gì thêm, khi không thể nói thành 1 câu hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này, bé chậm nói là khi mà vốn từ vựng nhỏ hơn 50, chưa biết ghép các từ rời rạc thành một câu mà chỉ dùng 1 chữ để giải thích ý muốn của mình.

3- Ngoài ra còn có các triệu chứng phụ để nhận biết bé chậm nói như : Bé không hề phản ứng khi gọi tên. Nếu đã loại bỏ những tác nhân như bé có vấn đề về thính giác, bé bị tăng động nên hoàn toàn phớt lờ lời gọi của bố mẹ … thì nguyên nhân còn lại đó là bé bị chậm phát triển mô hình ngôn ngữ trong đầu, thế nên bé không hề biết hay hiểu gì khi được người khác gọi tên. Đối với bé, đó cũng chỉ là những âm thanh thông thường khác.

4- Bé ít giao tiếp bằng ánh mắt với người khác, nhất là bố mẹ. Cũng như triệu chứng phụ ” bé không phản ứng khi được gọi tên”. đây cũng là một triệu chứng phụ điển hình để xác định bé có vấn đề về ngôn ngữ hay không. Thực tế là nếu bé có triệu chứng này, có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra và vấn đề về chậm nói chỉ là một trong số đó. Cũng có thể bé bị chậm phát triển nên không hình thành được các mô thức xã hội, hoặc có thể tệ hơn : bé bị tự kỷ, nên hoàn toàn sống trong thế giới của mình và từ chối việc hòa nhập với thế giới rộng lớn hơn.

Bé chậm nói
Bé chậm nói – Bé kém phản ứng khi được gọi tên hoặc ít giao tiếp bằng Mắt

II. Trường Mầm Non có vai trò gì trong việc chữa trị chứng chậm nói của các bé :

Thế giới của bé thực ra chỉ có 2 nơi : gia đình và trường mầm non. Mỗi nơi đóng vai trò khoảng 50% trong công cuộc nuôi dạy bé khôn lớn, thế nên vai trò của Trường học, trường mầm non đối với bé rất to lớn.

Nhất là trong thời đại ngày nay, khi bố mẹ thường xuyên phải đi làm đến 7-8h tối. Thì không gian và thời gian bé ở nhà, được chơi đùa với bố mẹ ngày càng ngắn, thì vai trò của trường mầm non còn lớn hơn nữa.

Rất nhiều bậc bố mẹ chăm con bằng những phương pháp rất tiêu cực. Bởi thời gian họ về nhà cũng là thời gian trước đây bố mẹ – phụ huynh hoạch định cho việc nghỉ ngơi. Nên phụ huynh thường phó mặc con mình cho các phương tiện xã hội dạy dỗ giúp.

Đó là nguyên nhân vì sao có người nói đùa rằng Youtube Kid là cây đũa thần của bậc phụ huynh. Điều này có cả tốt lẫn có hại. Khi mà cơ hội để bé có thể giao tiếp với bố mẹ ngày càng bó hẹp lại.

Môi trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ , Tại trường mầm non song ngữ Úc Châu chúng tôi:

  • Tạo cơ hội giao tiếp đa dạng với bạn bè cùng trang lứa
  • Có các hoạt động học tập và vui chơi kích thích hình thành ngôn ngữ
  • Được các cô giáo có chuyên môn theo dõi và hỗ trợ

III. Các Hoạt Động Cụ Thể Tại Trường Úc Châu Đối Với Trẻ Chậm Nói.

Trong giáo dục mầm non, xử lý các trường hợp bé chậm nói là một phần trong chuyên môn của các giáo viên mầm non tại Úc Châu

A- Hoạt Động Tương Tác Ngôn Ngữ :

Hoạt động kể chuyển là một trong những hoạt động trực tiếp đến bé để kích thích ngôn ngữ cho bé. Cô giáo tại Úc Châu sẽ kể chuyện kèm hình ảnh sinh độn, qua đó khuyến khích bé trả lời. Và mỗi câu trả lời đều được tán thưởng xứng đáng :

Thông qua hoạt động tương tác ngôn ngữ, kể chuyện cho bé sẽ giúp bé phát triển vốn từ vựng mới. Kích thích trí tưởng tượng của bé để gắn liền với hoạt động giao tiếp và điều quan trọng nhất là để lại những cảm xúc vui vẻ, tích cực. Tạo hứng thú cho bé trong quá trình học ngôn ngữ

B- Trò chơi âm nhạc và cảm thụ âm nhạc:

Hoạt động cảm thụ âm nhạc tác động rất mạnh đến với các bé, nhất là có tác động rất tích cực đến các bé chậm nói. Khác với những tiếng nói xì xào không theo một trật tự nhất định.

Âm nhạc là có những giai điệu rất bắt tai, có quy luật và giúp hỗ trợ mô thức âm nhạc, âm thanh trong đầu bé. Mọi sinh vật sinh ra đều có khả năng cảm thụ âm nhạc. Âm thanh đối với một số loài vật còn đóng vai trò trong việc duy trì nòi giống, bảo vệ lãnh thổ hay là cách giao tiếp . Như loài ếch các loài chim, loài ve …

Một buổi kể chuyện tương tác với bé – Thanh âm đầm lấy

Trẻ em cũng thế, Cảm thụ âm nhạc là một phần của việc giúp bé tăng khả năng giao tiếp. Tại Úc Châu chúng tôi:

  • Hát các bài hát thiếu nhi đơn giản, giai điệu vui tươi và bắt tai
  • Múa theo nhạc hoặc bất kỳ động tác bắt nhịp nhạc nào mà bé thể hiện ( vỗ tay, đung đưa theo nhạc, nhịp chân … )
  • Chơi nhạc cụ đơn giản ( chơi trống, vỗ tay theo nhịp , chơi đàn piano đồ chơi, thổi sáo … )
    Âm nhạc kích thích não bộ và giúp trẻ nhớ từ ngữ tốt hơn.

C- Hoạt Động Nhóm – chìa khóa chữa chứng bé chậm nói :

Rất nhiều trường hợp bé rơi vào trạng thái chậm nói chỉ đơn giản là do bé thiếu đối tác để nói chuyện, thiếu bạn bè để giao tiếp. Trường mẫu giáo có thể giải quyết tốt vấn đề này.

Khi mà một lớp có đến 10 bạn thì bất kỳ bạn nào trong 10 bạn này có khả năng nói cũng có thể kích thích 9 bạn còn lại biết nói. Đôi khi có tình huống hoàn toàn ngược lại, đó là có những bạn nói không ngừng nghỉ.

Đối với cô giáo tại Úc Châu, những người đã được đào tạo bài bảng về chuyên môn, sẽ dùng những từ vựng được đào tạo để diễn đạt ý và giúp bé nắm bắt được nhiều hơn. Các cô cũng sẽ động viên các bé tự giao tiếp với nhau, để tạo ra một cộng đồng lớp học nhỏ cho bé sinh hoạt trong đó.

D- Phương Pháp Glenn Doman – Giải pháp cứng cho bé chậm nói :

Phương Pháp Glenn Doman
Phương Pháp Glenn Doman có thể giúp trẻ cải thiện khả năng nói

Phương pháp Glenn Doman là một phương pháp giáo dục sớm được phát triển bởi Glenn Doman, một nhà nghiên cứu và giáo viên người Mỹ. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển trí tuệ của trẻ em thông qua việc cung cấp thông tin một cách trực quan và thú vị.

Phương pháp thực hiện phương pháp này là Thẻ học ( Flash Card): Sử dụng thẻ hình ảnh để giới thiệu các khái niệm mới, từ vựng, hình ảnh động vật, thực vật, v.v. Thông qua trò chơi Thẻ học Chơi và khám phá: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá để củng cố kiến thức. Khi bé đã có khái niệm về những vật thể trong thẻ thì Lặp lại và củng cố để giúp trẻ ghi nhớ lâu dài.

Tại Trường Mầm Non Úc Châu, Chúng tôi có áp dụng Phương Pháp Glenn Doman trong giảng dạy cho các bé.

Đọc thêm tại : Khóa học Đào Tạo Giáo Viên Montessori Úc Châu 2024 

Đọc thêm tại : Phương Pháp Giáo Dục Glenn Doman – Mầm Non Úc Châu

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp giáo dục Glenn Doman :

  1. Học tập thông qua trải nghiệm: Trẻ em học tốt hơn khi có cơ hội trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh.
  2. Sử dụng hình ảnh và khái niệm cụ thể: Thay vì học thông qua lý thuyết, phương pháp này sử dụng hình ảnh và khái niệm rõ ràng để trẻ dễ dàng hiểu và ghi nhớ.
  3. Phát triển toàn diện: Không chỉ tập trung vào kiến thức, mà còn chú trọng đến sự phát triển cảm xúc, xã hội và thể chất của trẻ.

IV. Sự Phối Hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chữa trị chứng bé chậm nói

Sau khi xác định ra con có những biểu hiện chậm nói, nếu chưa gửi con đến các cơ sở mầm non, thì bố mẹ nên gửi ngay để bé có môi trường học tập ngôn ngữ phù hợp

phụ huynh cũng nên thường xuyên cập nhật tình hình của bé cho giáo viên nắm bắt, giáo viên dựa vào đó mà có những lời khuyên dành cho gia đình, đôi khi lối sống, lối sinh hoạt của gia đình lại là cản trở lớn đến việc bé có thể sớm nói chuyện

Ngoài ra, văn hóa giáo dục cũng là thứ cần thống nhất giữa 2 môi trường gia đình và nhà trường. Bé cần được đối xử như nhau ở cả gia đình và nhà trường, việc này rất quan trọng và sẽ hình thành nên cảm nhận của bé xuyên suốt quá trình giáo dục

Bố mẹ cũng không nên phó thác 100% việc giáo dục ngôn ngữ cho nhà trường mà cần phối hợp, cộng hưởng những phương pháp mà nhà trường đang áp dụng, điều này sẽ tích cực ảnh hưởng đến việc bé nhanh chóng có thể giao tiếp.

V. Nếu đã áp dụng tất cả nhưng bé vẫn chậm nói thì sao ?

Phần lớn các trường hợp bé sẽ nói được, Úc Châu cũng từng gặp các trường hợp cực kỳ chậm nói nhưng chưa thấy có trường hợp nào hoàn toàn không giao tiếp.

Tuy nhiên, nếu có trường hợp đó xảy ra thì rất có thể nguyên nhân nằm ở Thể Lý của bé. Nghĩa là bộ phận lưỡi, hoặc nghiêm trọng hơn là não bộ của bé không phát triển.

Nếu sau 3-4 tuổi, đã có thời gian dài đi học mà bé vẫn không thể nói được thì nên đưa bé gặp chuyên gia bởi rất có khả năng bé gặp các vấn đề về thể lý.Phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng can thiệp phù hợp.

Cũng khá nhiều trường hợp bé chậm nói đơn giản là vì dính thăng lưỡi. Thắng lưỡi là một bộ phận của lưỡi, bạn có thể dễ dàng quan sát bằng cách uốn cong lưỡi lên.

Dính thăng lưỡi làm bé khó phát âm, khó nói chuyện hoặc phát âm ú ớ không thành tiếng. Nếu là vì thăng lưỡi thì chỉ đơn giản là đến cắt thăng lưỡi thì một thời gian sau bé sẽ tự động có thể nói một cách bình thường. 

VI. Bé Chậm Nói thì bé có bị chậm phát triển trí tuệ hay không ?

Câu trả lời chính xác nhất là : Không và Có.

Việc chậm nói được tách biệt rõ ràng ra khỏi việc chậm phát triển trí tuệ. Có những bé cực kỳ thông minh, gần như hiểu hết mọi điều mà giáo viên hay bố mẹ truyền đạt, bé cũng thể hiện năng khiếu ở nhiều lĩnh vực như hội họa, nhảy múa … đẩy đủ hết chỉ có điều là bé chậm nói. Bố mẹ có thể yên tâm về điều này. 

Tuy nhiên, nếu nói việc bé chậm nói không ảnh hưởng quá trình phát triển của bé thì cũng là một câu trả lời quá lạc quan. bé chậm nói Ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng không tốt, mặc dù không phải là ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển toàn diện của bé.

Ngôn ngữ là nền tảng của mọi thứ, có ngôn ngữ là có tất cả, Vì thế tốt nhất là bé nên được học nói càng sớm càng tốt. Bé chậm nói quá lâu cũng không tốt tý nào.

VII. Bé chậm nói thì khi trong một nhóm bạn, con trẻ có cảm thấy thua thiệt bạn bè không ?

Không, Bé chậm nói sẽ là nhân vật hưởng lợi nhiều nhất trong một cộng đồng các bé đã biết nói. Việc bé cảm thấy tủi thân là rất ít hoặc hoàn toàn không có.

một môi trường hòa nhập với các bạn làm cuộc sống của bé muôn màu hơn rất nhiều khi chỉ tiếp xúc với bố mẹ ( vốn dĩ là những người có khoảng cách thế hệ rất lớn đối với bé )

Khi bé có nhiều mối quan hệ bạn bè, bé cũng sẽ dễ dàng tách mình ra khỏi các phương tiện giải trí như Youtube hay hoạt hình. Bé hình thành nên những trò chơi, thú vui cho chính mình một cách hoàn toàn tự nhiên.

Có thể nói là thế giới quan của bé được học tại trường mầm non rộng lớn và lành mạnh hơn rất nhiêu so với các bé không được học.

Kết Luận :

  • Nếu bé chậm nói, hãy nhanh chóng phát hiện ra các biểu hiện bất thường nơi trẻ bằng các mốc thời gian mà Úc Châu Đã đưa ra.
  • Bố mẹ nên phối hợp cùng nhà trường để cùng nhà trường giúp bé nói được sớm hơn, không nên phó thác 100% cho nhà trường
  • Mầm Non Úc Châu có những phương pháp đặc chủng về lĩnh vực ngôn ngữ sẽ giúp bé có thể nói được dễ dàng hơn