Chương trình giáo dục Montessori

 

PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

Trường Mầm Non Quốc Tế Worldkids đã được hiệp hội Montessori quốc tế chứng nhận về phương pháp giáo dục này – Phương pháp Montessori. Phương pháp Montessor chính là phương pháp giáo dục đi sâu vào việc phát triển tiềm năng của trẻ nhỏ thông qua môi trường học tập được trang bị đầy đủ các giáo cụ đặc biệt, hiện đại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo giỏi chuyên môn.

VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI – MONTESSORI METHOD

Phương pháp Montessori là Phương pháp Giáo dục đặc biệt dành cho lứa tuổi sơ sinh đến 24 tuổi, đặt nền tảng, hứng thú và nhu cầu của trẻ lên trên hết. Khuyến khích sự phát triển tự nhiên để năng khiếu thiên bẩm, những khả năng “thần đồng” tìềm ẩn trong những cá nhân trẻ được bộc lộ thông qua tiếp xúc với môi trường thật, vật chất. Bé được thoả sức khám phá, sáng tạo. Thành công lớn của Montessori giáo dục trẻ óc sáng tạo, tư duy độc lập và dần hình thành nhân cách của một công dân tốt.

Là 1 tiến trình giáo dục do bà Tiến sĩ Montessori nghiên cứu và khám phám phá ở trẻ (đầu thế kỷ 20 phương pháp này đã nổi tiếng)

Bà sinh năm 1870- 1952( thọ 82 tuổi). Bà là người phụ nữ đầu tiên của nước Ý lấy bằng tiến sĩ về Y học. Ngoài ra bà còn có thêm 3 bằng tiến sĩ nữa: TS tâm lý học, GD học và Nhân lọai học. Sau này bà là nhà GD nổi tiếng Thế Giới vì cuộc đời còn lại của bà để nghiên cứu phương pháp dạy trẻ, đặc biệt cho trẻ từ 0-6 tuổi.

TRIẾT HỌC CỦA MONTESSORI – MONTESSORI PHILOSOPHY

Được xây dựng trên nền tảng trẻ phát triển và suy nghĩ khác người lớn, mỗi trẻ sinh ra đều có tiềm năng để học. Bà đấu tranh cho quyền lợi của trẻ và tôn trọng trẻ như 1 nhân vị (xem trẻ như 1 người trưởng thành). Vì thế bà đã hình thành phương pháp hướng dẫn trẻ phát triển phù hợp với nhu cầu của trẻ. Bà xác định rằng: “Học là tự nhiên đúng với thời điểm phát triển của trẻ” (không có quyền dạy hơn hoặc thấp hơn, GV không có quyền lựa chọn chương trình dạy mà để trẻ tự lựa chọn)
 

 QUY TẮC GIÁO DỤC – MONTESSORI EDUCATION  

 
Giáo dục qua giác quan trước sau đó giáo dục trí tuệ. Trong quá trình học qua tri giác trẻ bắt đầu học đọc. Qua tiếp xúc với học cụ trẻ bắt đầu học viết.

Trong các giờ học Montessori, trẻ được tự do sử dụng nhiều đồ dùng học tập khác nhau, tùy theo sở thích riêng. Trẻ được hoạt động một cách độc lập, giáo viên quan sát tỉ mỉ nhu cầu và khả năng của từng trẻ, giúp trẻ phát huy năng khiếu và sở thích. Các chủ đề học Montessori bao gồm:

1.     Sinh hoạt hàng ngày – practical Life
2.     Giác quan – Sensorial Materials
3.     Ngôn ngữ – Language
4.     Toán – Mathematics
5.     Văn hóa – Culture

SINH HOẠT HÀNG NGÀY – PRACTICAL LIFE

–  Rèn luyện trẻ thực hành theo sinh hoạt hàng ngày là tiêu chuẩn cơ bản của Montessori.
–  Trẻ phát triển nội tâm, bình tĩnh, ngăn nắp, tập trung, kết hợp các động tác nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của trẻ.
–  Trẻ quan tâm đến vệ sinh lớp, môi trường xung quanh và có kinh nghiệm quan tâm giúp đỡ người khác.
–  Trẻ bắt đầu học có trách nhiệm, tự lập, tự tin, song song hình thành phát triển các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khướu và thị giác.
–  Rèn trẻ có lòng tự trọng.
TRỰC QUAN – SENSORIAL MATERIALS
–  Giúp trẻ quan sát thế giới và so sánh các đối tượng, phán đoán, lý luận và kết luận.
–  Trẻ hiểu thứ tự sắp xếp của môi trường xung quanh.
–  Học cụ trực quan giúp trẻ chuẩn bị cho các môn học, là cơ sở vững chắc cho các môn học toán,…
–  Học cách tổ chức, phân biệt qua tri giác, cảm giác.

NGÔN NGỮ – LANGUAGE

–  Các hoạt động ngôn ngữ trong lớp Montessori từ 3 đến 6 tuổi để phát triển khả năng đọc và viết qua các hoạt động các giác quan qua sinh hoạt hằng ngày. Trẻ tiếp xúc và giao tiếp là cơ sở phát triển các giác quan.
–  Trẻ học cách tổ chức và phân biệt qua các giác quan.
–  Các hoạt động chuẩn bị cho trẻ đọc và viết.
–  Học cụ cụ thể cho các hoạt động đọc và viết
 
TOÁN – MATHEMATICS
–  Thực hành và sử dụng những học cụ thể để trẻ hiểu được những khái niệm trừu tượng.
–  Với các vật liệu hữu hình thể hiện số lượng. Trẻ sử dụng những vật liệu này để hiểu các khái niệm, biểu tượng và các phép tính. Quá trình học bao gồm giới thiệu về các con số và mối liên hệ giữa số lượng và ký hiệu toán học, tính thứ tự, phép cộng, phép trừ và hệ thống thập phân.
 
VĂN HÓA – CULTURE
–  Cung cấp các kiến thức cơ bản về văn hóa, khoa học và địa lý, xây dựng cho trẻ ý thức về thế giới xung quanh nới chúng ta đang sống.
–  Trẻ được giới thiệu cơ bản về khoa học, địa lý và thiên nhiên.
–  Tất cả đều được học qua học cụ và kinh nghiệm.
Chứng chỉ montessori của trường mầm non worldkids